Thông tin tuyển sinh

http://tuyensinhs.com


Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2019

SQL Server 2019 là một trong những Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) được phát triển bởi Microsoft, đây là một trong những RDBMS phổ biến nhất trên thế giới, và ở Việt Nam rất nhiều trường Đại học, cao đẳng đang sử dụng để tiếp cận những môn về Cơ sở dữ liệu.
Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2019

Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2019

SQL Server 2019

Nhận thấy nhiều bạn trong lúc cài Micrsoft SQL Server gặp các lỗi về phần mềm dẫn tới phải cài đặt lại mất thời gian. Nên trong phạm vi bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt SQL Server 2019 nhanh chóng và phục vụ được nhu cầu học tập, làm việc của các bạn
(Bài viết này tập trung phục vụ các bạn đang học môn SQL server; lập trình windows 2; lập trình cơ sở dữ liệu...)

Bài viết sẽ hỗ trợ các bạn cài đặt:
1/ SQL Server 2019 bản Developer (Free): đây có thể hiểu là cốt lõi của RDBMS mà bạn cần cài đặt
2/ SQL Server Management Studio (SSMS): hiểu nôm na đây là một giao diện người dùng (GUI), môi trường giúp các bạn tương tác với SQL Server.
Cụ thể quá trình cài đặt sẽ được trình bày ở bên dưới.

Những điều cần lưu ý:
1/ Vì quá trình Download file khá nặng, nên các bạn hãy chuẩn bị đường truyền Internet thật tốt, các bạn có thể test ở trang https://fast.com/, tốc độ tầm trên 10 Mbps là ổn, thấp hơn thì thời gian sẽ khá lâu, các bạn có thể cắm máy qua đêm để cài đặt.
2/ Cần để trống ổ đĩa cài đặt ít nhất 10 GB để tránh phát sinh lỗi trong quá trình cài đặt, khuyến khích cài lên ổ đĩa SSD.

SQL Server 2019 Developer

Bước 1: Truy cập và nhấn nút download: https://www.microsoft.com/en-us/sql-server/sql-server-downloads
hoặc link Google Drive:

Hình: Chú thích nơi tải SQL Server 2019 Developer

Bước 2: Sau khi tải xong, các bạn sẽ có một file dạng như này, click khởi chạy nó

Bước 3: Khi khởi chạy thành công, các bạn sẽ thấy một cửa sổ với ba mục để cho các bạn chọn:
– Basic: Đây là tùy chọn đơn giản nhất, phần mềm sẽ tự động cấu hình cho các bạn những cài đặt cơ bản.
– Custom: Với những bạn có nhu cầu chuyên sâu hơn, chọn mục đấy để có thể cấu hình thủ công cài đặt
– Download Media: Mục này sẽ giúp các bạn tải về một file cài đặt offline nhằm mục đích cài được nhiều thiết bị khác nhau mà không cần tải lại.
Trong phạm vi bài hướng dẫn này, mình sẽ chọn mục Basic và sẽ custom lại cấu hình sau khi cài đặt xong, các bạn chọn vào Basic vào tiếp tục next đến khi nó hoàn thành nhé.

Hình: Các lựa chọn cài đặt

Hình: Lựa chọn cài đặt Basic

Nhớ chọn ổ đĩa để lưu nhé, khuyến khích lưu vào ổ đĩa SSD, sau đó bấm Install.

Bước 4: Sau khi tải và cài đặt xong, cửa sổ bên dưới sẽ xuất hiện, như đã nói ban đầu, chúng ta sẽ cấu hình lại để phù hợp với nhu cầu, nhấn vào Customize

Hình: Sau khi cài đặt xong

Cửa sổ sau sẽ hiện ra, các bạn bấm next để chuyển tới mục “Install Setup Files“. Hệ thống sẽ kiểm tra xem các mục đã được hoàn thành chưa, dấu tích xanh là đã ổn và thường thì mục Firewall sẽ màu vàng cảnh báo là nó có thể ảnh hưởng đến quá trình cài đặt, mục này không sao, các bạn có thể bỏ qua và tiếp tục bấm next.

Hình: Hệ thống kiểm tra các thành phần

Bước 5: Các bạn bấm next cho đến mục Features Selection, đây là mục khá quan trọng, để cấu hình cho các packages mà các bạn muốn sử dụng, ở đây thường thì chúng ta sẽ chọn các mục dưới đây là đủ để học môn Cơ sở dữ liệu:
– Database Engine Services
– Data Quality Client (tùy chọn)
– Client Tools Connectivity (nên có)

Bước 6: Sau khi chọn xong, các bạn bấm Next để tới mục “Feature Configuration Rules”, ở mục này dùng để các bạn đặt tên cho Instance, các bạn có thể đặt tên của các bạn (không dấu, không khoảng cách, không kí tự đặt biệt nhé)

Hình: Cấu hình tên Instance

Bước 7: Các bạn bấm Next cho đến mục “Database Engine Configuration”. Đây là mục cực kì quan trọng, các bạn cần phải làm các thao tác sau:
– Chọn Mix Mode: Đây là chế độ kết hợp cả SQL Authentication và Windows Authentication, tạm hiểu là phương thức bảo mật cho CSDL.
– Sau khi chọn Mix Mode, các bạn nhập mật khẩu, lưu ý đây là mật khẩu gốc cho tài khoản super admin (sa) của các bạn, hãy bảo mật nó.
– Chọn mục Add Current User (như hình), trong lúc Add nó sẽ khựng nhé, kiên nhẫn nhé.

Hình: Cấu hình Database Engine Configuration

Bước 8: Install và chờ kết quả

Hình: Cài đật

Hình: Cài đật thành công

Sau khi chờ đợi cài đặt, màn hình hiện như này là bạn đã đi được 70% chặng đường rồi, bây giờ mình chuyển sang cài SQL Server Management Studio (SSMS) nhé.

SQL Server Management Studio (SSMS)

Để có giao diện tương tác với SQL Server thì ta cần cài SSMS, các bạn làm như sau

Bước 1: Vào https://docs.microsoft.com/en-us/sql/ssms/download-sql-server-management-studio-ssms
Bấm vào “Download SQL Server Management Studio (SSMS)”, hiện tại mình đang tải bản 18.5, đây là bản khá ổn định. Tuy nhiên nếu các bạn tải bản cũ hơn thì nên tránh bản 18.0 vì nó bỏ đi tính năng Database Diagram rất hữu ích với các bạn mới thao tác với các bảng trong CSDL. Với các bạn đang xài 17.9 vì từ bản 18.0 trở lên, Microsoft báo rằng là không thể sửa Diagram ở máy tính B nếu nó được tạo ở máy A. (Database Diagram created from SSMS running on machine A cannot be modified from machine B (SSMS crashes))

Hình: Tải SQL Server Management Studio

Sau khi tải xong và khởi chạy file cài đặt lên, màn hình sau sẽ xuất hiện, các bạn bấm Install.

Hình: Màn hình cài đặt

Sau khi cài đặt xong màn hình sẽ như thế này, coi như các bạn đã hoàn thành việc cài đặt rồi, bây giờ đến phần kiểm tra thôi.

Hình: Màn hình cài đặt thành công

Kiểm tra

Sau khi cài đặt xong, các bạn có thể vào Start -> Gõ Microsoft SQL Server Management Studio và khởi chạy nó, bên cạnh nó thì nên đưa icon này ra desktop để tiện thao tác sau này

Sau khi khởi chạy, màn hình sẽ hiện như sau, ở mục “Authentication” chọn “SQL Server Authentication”, ở Login nhập “sa” và Password nhập mật khẩu mà bạn tạo trong quá trình cài đặt.

Đừng quên để đón đọc các bài viết mới nhất các bạn có thể truy cập vào https://tuyensinhs.com nhé ^^

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây