Chương trình đào tạo: Quản lý kinh tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thứ hai - 26/06/2017 09:34. Đã xem: 4107

 
 
Kết thúc khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội, người học được định hướng hoạt động tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, và các tổ chức kinh tế xã hội với tư cách là chuyên gia kinh tế và quản lý tại các cấp khác nhau.
Chương trình đào tạo: Quản lý kinh tế - Đại học Bách Khoa Hà Nội
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO - CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Kết thúc khóa đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tếngười học được định hướng hoạt động tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, và các tổ chức kinh tế xã hội với tư cách là chuyên gia kinh tế và quản lý tại các cấp khác nhau.
Ngoài các kiến thức và kỹ năng chung chương trìnhcó nhiệm vụ trang bị chuyên sâu cho người học các kiến thức và kỹ năng về:
  • Nắm được kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về quản lý kinh tế, có khả năng áp dụng trong môi trường kinh tế Việt Nam
  • Nhận dạng cơ hội kinh tế, huy động và tổ chức nguồn lực để thực hiện thành các cơ hội đó.
  • Am hiểu các quy luật chung và đặc điểm riêng của các lĩnh vực kinh tế-xã hội sẽ tham gia phục vụ
  • Nắm được các mô hình và nguồn lực phục vụ phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững, hội nhập với nền kinh tế quốc tế
  • Nắm được các kiến thức cần thiết cho việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương
  • Nhận dạng và giải quyết kịp thời các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn kinh tế xã hội hiện nay trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hữu hạn;
  • Có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề kinh tế xã hội, tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế-xã hội, thẩm định tình hình thực thi các chính sách kinh tế-xã hội, các chủ trương phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương
  • Làm chủ các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định để đương đầu với các biến động thường nhật của môi trường kinh tế xã hội trong bối cảnh cạnh tranh và toàn cầu hóa.
1.2. Yêu cầu đối với người dự tuyển
Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển với ba môn thi là Toán cao cấp, Tiếng Anh và Kinh tế học vi mô
Đối tượng tuyển sinh được quy định cụ thể như sau:
Về văn bằng
a) Tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường công lập khối ngành kinh tế và quản lý.
b) Tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học tại các trường công lập và tốt nghiệp đại học chính quy các trường đại học ngoài công lập khối ngành kinh tế và quản lý.
c) Tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường công lập các ngành khác với khối kinh tế và quản lý.
d) Tốt nghiệp đại học hệ vừa làm vừa học tại các trường đại học công lập và chính quy tại các trường ngoài công lập các ngành khác với khối kinh tế và quản lý (trừ ngành ngoại ngữ).
Về học lực và kinh nghiệm
- Với loại A nếu học lực loại trung bình, phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc tính từ thời điểm tốt nghiệp đại học đến thời điểm làm hồ sơ.
- Với loại C, B và D phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc tính từ thời điểm tốt nghiệp đại học đến thời điểm làm hồ sơ.
Về yêu cầu học bổ sung
- Học viên nhóm C, D phải học bổ sung kiến thức trước khi vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào.
- Khối lượng kiến thức bổ sung tương đương với 18 Tín chỉ.
Về việc miễn học phần
Sinh viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học chính quy hệ 5 năm các chuyên ngành kinh tế và quản lý của trường Đại học Bách khoa Hà nội (từ K53 trở về trước) có thời gian tốt nghiệp không quá 7 năm tính đến ngày nhập học sẽ được miễn
tối đa 5 học phần tương đương với 14 tín chỉ.
Về chính sách ưu tiên tuyển sinh
Theo quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.3. Điều kiện tốt nghiệp
Học viên phải học tập trung từ 1,5 – 2 năm và đáp ứng những yêu cầu sau đây
Đảm bảo các điều kiện bảo vệ luận văn
  • Đảm bảo yêu cầu về trình độ ngoại ngữ quy định tại điều 27, Thông tư số 15/2014/TT-BGD-ĐT ngày 15/5/2014 của Bộ giáo dục;
  • Hoàn thành các học phần bắt buộc, các học phần lựa chọncủa chương trình học. Kết quả học tập các học phần trình độ thạc sĩ phải đạt mức điểm C trở lên.
  • Hoàn thành luận văn thạc sĩ đáp ứng yêu cầu của một luận văndo Viện Sau đại học, trường ĐHBK Hà Nội và Viện Kinh tế và Quản lý quy định.
  • Có văn bản của tập thể hoặc người hướng dẫn khẳng định chất lượng luận văn; nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập, nghiên cứu của học viên và đề nghị cho học viên được bảo vệ luận văn;
  • Học viên không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ, hồ sơ bảo vệ luận văn
  • Bảo vệ thành công luận vănThạc sĩ
  • Hồ sơ bảo vệ luận văn đã được hoàn thiện đáp ứng các quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BGD-ĐT ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, được hội đồng khoa học và Đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông qua và đề nghị đưa vào danh sách học viên được cấp bằng thạc sĩ.
1.4. Chương trình đào tạo
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm có 4 phần được trình bày trong bảng 1 gồm những học phần chính như trên Bảng 2.
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ gồm có 4 phần như bảng 1 sau đây.
Bảng 1. Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế

Nội dung

Định hướng ứng dụng (60 TC)

Phần 1. Kiến thức chung

Triết học 4

4

Ngoại ngữ

5

Phần 2. Kiến thức cơ sở

Kiến thức cơ sở bắt buộc chung

14

Kiến thức cơ sở tự chọn

6

Phần 3. Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành bắt buộc

14

Kiến thức chuyên ngành tự chọn

9

Phần 4. Luận văn tốt nghiệp

8

Định kỳ 2 năm một lần, Viện Kinh tế và Quản lý căn cứ vào nhu cầu đào tạo, thực tế phát triển của ngành sẽ bổ sinh, điều chỉnh danh mục và nội dung các học phần thạc sĩ và thông báo trên trang tin điện tử của Viện.
Bảng 2. Các học phần thạc sĩ của chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế

NI DUNG

TT

MÃ S

TÊN HC PHN

TÍN

CH

KHI

LƯỢNG

Kiến thức

chung

  1.  

SS6011

Triết học

3

4(3-0-2-8)

  1.  

FL6010

Tiếng Anh

 

 

Học phần

CƠ SỞ bắt

buộc

  1.  

EM6010

Kinh tế học vi mô nâng cao

4

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6020

Kinh tế học vĩ mô nâng cao

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6630

Quản lý Nhà nước về kinh tế

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6030

Lãnh đạo và quản lý

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6200

Phương pháp nghiên cứu KH

2

2(2-0-0-4)

Học phần

CƠ SỞ tự

chọn

(Chọn 3

trong 6)

  1.  

EM6410

Các định chế tài chính

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6220

Mô hình ra quyết định

2

2(2-0-0-4)

  1.  

EM6370

Lý thuyết trò chơi

2

2(2-0-0-4)

  1.  

EM6060

Quản trị nguồn nhân lực

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6640

Phân tích và đánh giá chính sách

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6380

Luật kinh tế

2

2(2-0-0-4)

Học phần

CHUYÊN

NGÀNH

bắt buộc

  1.  

EM6420

Tài chính công

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6650

Quản trị dịch vụ và marketing công

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6680

Chương trình và dự án công

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6690

Quản lý các ngành công

nghiệp

2

2(2-0-0-4)

  1.  

EM6700

Hoạch định và phát triển

3

3(3-0-0-6)

Học phần

CHUYÊN

NGÀNH

tự chọn

(chọn 3

trong 6)

  1.  

EM6840

Kế toán công

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6660

Quản lý tài nguyên môi

trường

2

2(2-0-0-4)

  1.  

EM6730

Quản trị tri thức

2

2(2-0-0-4)

  1.  

EM6450

Công nghệ, đổi mới và tăng

trưởng kinh tế

2

2(2-0-0-4)

  1.  

EM6710

Chính sách và các vấn đề tài

chính quốc tế

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6720

Thuế và Quản lý thuế

3

3(3-0-0-6)

  1.  

EM6830

Mạng và chuỗi cung ứng

3

3(3-0-0-6)

 

  1.  

LV6004

Luận văn tốt nghiệp

8

8(0-2-15-40)

Nguồn: Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Tuyển sinh cao đẳng chính quy
Đăng ký trực tuyến hệ cao đẳng chính quy, hệ đào tạo liên kết, du học Nhật Bản
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây